Điện thoại tự tắt nguồn mở không lên – Nguyên nhân và 9 cách khắc phục nhanh chóng

Sau một thời gian sử dụng kể từ lúc mua điện thoại chúng ta thường hay thấy điện thoại bị những lỗi không mong muốn và một trong đó có những lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt là lỗi điện thoại sập nguồn sạc không lên. Nguyên nhân do đâu điện thoại sập nguồn sạc không lên và làm sao để khắc phục lỗi đó ngay tại nhà, các bạn hãy cùng iPhone24h theo dõi bài viết phía dưới để hiểu rõ hơn nhé!
Lý do vì sao điện thoại tự tắt nguồn mở không lên?
Có những lỗi hay gặp phải dẫn đến điện thoại tự tắt nguồn mở không lên:
Pin của máy bị chai dẫn đến điện thoại tự tắt nguồn mở không lên mặc dù trước đó dung lượng pin của máy vẫn còn trên 20%.
Màn hình của điện thoại bị hỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến điện thoại tự tắt nguồn mở không lên.
Điện thoại bị vào nước làm hỏng linh kiện của máy.
Bị lỗi treo logo của nhà sản xuất khi khởi động lại máy.
Sử dụng những phụ kiện sạc không chất lượng làm sạc điện thoại không vào pin cũng là nguyên do dẫn đến điện thoại sập nguồn sạc không lên.
Chân cắm sạc của điện thoại bị lỗi.
Điện thoại cạn pin sập nguồn lâu ngày không sử dụng.Những tác động va đập bên ngoài dẫn đến các linh kiện của máy bị hư hại dẫn đến điện thoại tự tắt nguồn mở không lên.
Những cách khắc phục điện thoại điện thoại tự tắt nguồn mở không lên ngay tại nhà
1/ Lỗi pin hiển thị sai với thực tế
Đây là lỗi không mấy nghiệm trọng nhưng đem lại không ít phiền phức cho điện thoại khi sử dụng. Hiện tượng này là mặc dù pin trên điện thoại hiển thị trên 20% nhưng thực tế là pin đã cạn và dẫn đến điện thoại tự tắt nguồn mở không lên. Trong tình huống này, các bạn hãy cắm sạc cho máy để xem có nhận sạc được không. Nếu được thì hãy tránh vừa sạc vừa sử dụng để pin có thể ổn định lại.

2/ Màn hình điện thoại bị hỏng cũng là nguyên nhân làm điện thoại tự tắt nguồn mở không lên
Để kiểm tra màn hình có bị hỏng thật hay không các bạn có thể thực hiện thao tác nhấn giữ nút nguồn để máy tắt và khởi động lại, máy vẫn có tiếng và run như bình thường mà màn hình không sáng thì màn hình đã bị hư hỏng. Bạn có thể tìm những nơi sửa chữa uy tín để nhờ thay giúp màn hình của điện thoại là có thể hoạt động lại được bình thường nhé!

3/ Điện thoại bị vào nước
Nếu điện thoại chẳng may bị rơi rớt nước, đừng liền bật lại nguồn điện thoại nhé, cần làm khô cho máy bay hơi hết nước bên trong rồi hãy thử bật lại nguồn điện thoại. Nếu máy bị tắt nguồn khi vào nước mà bạn cố mở máy lên thì sẽ làm chập các bộ phận bên trong máy.

4/ Pin của điện thoại gặp vấn đề
Pin điện thoại cũng là một linh kiện qua trọng, bởi nó là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho điện thoại hoạt động. Nếu nó hỏng thì chắc chắn rằng là giá trị của điện thoại sẽ không còn. Để bảo vệ tốt cho pin, các bạn có thể xem qua bài viết “Cách sạc pin đúng cách“ để có thêm những kinh nghiệm trong việc sử dụng và bảo vệ tốt hơn cho viên pin quý giá của điện thoại các bạn nhé!

5/ Bộ cốc, cáp sạc kém chất lượng
Nguyên nhân chính làm cho điện thoại sạc không lên pin dẫn đến điện thoại sập nguồn sạc không lên là do bạn đã mua phải bộ sạc kém chất lượng. Hãy đến những nơi bán phụ kiện uy tín để hỏi mua những bộ sạc chất lượng hơn nhé, giá thành có thể cao hơn những loại sạc thông thường nhưng sẽ giúp sạc cho máy tốt hơn cũng như là an toàn cho điện thoại và kể cả bản thân mình.

6/ Cổng kết nối sạc của điện bị hỏng
Ngoài những phụ kiện hổ trợ sạc cho điện thoại như củ sạc, cáp sạc,… thì chân cổng cắm sạc cũng cực kỳ quan trọng, nó là nơi trực tiếp nhận và truyền nguồn điện từ bộ sạc đến pin điện thoại. Thường chúng ta lười vệ sinh cổng sạc nên lâu dần bụi mịn hoặc những vật nhỏ bám vào chân cắm dẫn đến tắt nghẽn, nên việc sạc không được thực hiện tốt.

Vì vây, hãy thường xuyên vệ sinh cổng sạc điện thoại để tránh bị tình trạng sạc không pin dẫn đến điện thoại hết pin sạc không lên. Nếu vệ sinh chân cắm rồi mà vẫn không sạc được thì các bạn phải đi thay một chân cắm sạc mới rồi đấy.
7/ Lỗi phần mềm của máy
Việc cập nhật ứng dụng đôi khi dẫn đến xung đột phần mềm của máy, làm điện thoại sử dụng bị giật lag, đơ máy, lỗi điện thoại tự tắt nguồn mở không lên cũng là một trong số đó. Với vấn đề này, bạn hãy đem máy ra nơi bảo hành uy tín để kiểm tra và được hổ trợ nhé!

8/ Điện thoại bị treo logo của nhà sản xuất
Có nhiều bạn hay tò mò thử làm những thao tác cài đặt ảnh hưởng đến phần ROM gốc của máy làm dẫn đến tình trạng bị treo logo. Trong tình huống này, hãy đến trung tâm bảo hành để được hổ trợ cài lại ROM gốc của máy cũng như những vấn đề về phần mềm để khắc phục việc điện thoại tự tắt nguồn mở không lên.

9/ Điện thoại bị va đập mạnh dẫn đến điện thoại tự tắt nguồn mở không lên
Bị va đập mạnh như rơi, rớt ở một độ cao nhất định sẽ làm những linh kiện của máy bị tác động nặng nề dẫn đến bị chết máy, nhẹ hơn thì bị hư màn hình. Nhưng nặng hay nhẹ thì đều có khả năng bị tình trạng điện thoại tự tắt nguồn mở không lên. Cách khắc phục chỉ có đem máy đến những nơi bảo hành uy tín để được hổ trợ thay thế những linh kiện bị hỏng.
Chú ý, đừng để điện thoại bị rơi, rớt hay cấn mạnh nhé, có những cách để hạn chế được độ va đập là trang bị những phụ kiện như bao da, ốp lưng để có thể bảo vệ cho điện thoại một cách tốt nhất.

Bài viết về tình trạng điện thoại tự tắt nguồn mở không lên, các nguyên nhân và những cách khắc phục đã được viết rõ ở trên bài viết. Có những lỗi các bạn có thể áp dụng khắc phục ngay tại nhà, còn những lỗi nào cần đến những chuyên môn sâu hơn thì các bạn hãy nhờ đến sự hổ trợ của các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm hơn nhé!